Quay lại
Giảm 10%
Mô tả

Sự tự do và đổi mới: Bướm xanh thường được xem là biểu tượng của sự tự do và sự thay đổi. Hình ảnh của bướm xanh thể hiện quá trình biến đổi từ ấu trùng không màu thành một con bướm xanh tươi mới, tượng trưng cho sự đổi mới và sự phát triển cá nhân.

Tinh thần lạc quan và niềm hy vọng: Màu xanh của bướm thường đem lại sự tươi mới và tinh thần lạc quan. Bướm xanh có thể tượng trưng cho niềm hy vọng và tinh thần sống động, đặc biệt trong việc đón nhận thay đổi tích cực.

Sự kết nối với tự nhiên: Bướm thường sống trong tự nhiên và tương tác chặt chẽ với môi trường xanh lá cây. Do đó, hình ảnh của bướm xanh có thể thể hiện sự kết nối của con người với tự nhiên và tạo cảm giác yên bình.

Sự tương phản và nổi bật: Màu xanh của bướm thường tạo ra tương phản với nền xanh lá cây, tạo nên hình ảnh nổi bật và thu hút sự chú ý.

Biểu tượng của hạnh phúc và thăng hoa: Bướm thường được liên kết với sự hạnh phúc, thăng hoa và tư duy tích cực. Chúng thường gợi lên cảm giác tốt lành và niềm vui.

Bươm bướm xanh lá

Tình trạng: Còn hàng
| Đã bán: 0

2.250.000

Ship 3-5 ngày sau thanh toán cho đơn hàng
Chấp nhận thanh toán
Payment Method
Mô tả

Sự tự do và đổi mới: Bướm xanh thường được xem là biểu tượng của sự tự do và sự thay đổi. Hình ảnh của bướm xanh thể hiện quá trình biến đổi từ ấu trùng không màu thành một con bướm xanh tươi mới, tượng trưng cho sự đổi mới và sự phát triển cá nhân.

Tinh thần lạc quan và niềm hy vọng: Màu xanh của bướm thường đem lại sự tươi mới và tinh thần lạc quan. Bướm xanh có thể tượng trưng cho niềm hy vọng và tinh thần sống động, đặc biệt trong việc đón nhận thay đổi tích cực.

Sự kết nối với tự nhiên: Bướm thường sống trong tự nhiên và tương tác chặt chẽ với môi trường xanh lá cây. Do đó, hình ảnh của bướm xanh có thể thể hiện sự kết nối của con người với tự nhiên và tạo cảm giác yên bình.

Sự tương phản và nổi bật: Màu xanh của bướm thường tạo ra tương phản với nền xanh lá cây, tạo nên hình ảnh nổi bật và thu hút sự chú ý.

Biểu tượng của hạnh phúc và thăng hoa: Bướm thường được liên kết với sự hạnh phúc, thăng hoa và tư duy tích cực. Chúng thường gợi lên cảm giác tốt lành và niềm vui.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bươm bướm xanh lá”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gợi ý sản phẩm

×

Xác Thực Tài Khoản

Đăng nhập thành công. Đang chuyển hướng ...
Mã Pin bị sai. Xin hãy nhập lại!

Sau 3 năm quay trở lại lớp học đính kết chuyên nghiệp của cô Cao Hương, mình có rất nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhớ những ngày đầu đi học tràn đầy nhiệt huyết năng lượng của tuổi trẻ, nhớ những bài học vô cùng giá trị mà cô dành cho chúng tôi, tôi không biết tôi sẽ đi theo con đường đính kết này bao lâu. Nhưng tại thời điểm đấy, tôi thấy thật may mắn vì đã có người nâng đỡ tôi hết mức, tạo điều kiện cho tôi làm tại những hãng thời trang thiết kế có tiếng ở Việt Nam. Một sinh viên trường Văn Lang vừa ra trường, tôi thực sự loay hoay về kỹ năng mà tôi có tất cả những kỹ năng ở trên nhà trường, tôi đều có. Nhưng để tự tin theo một nghề, thì tôi lại chưa có đủ tự tin. Lúc đó tôi đã học khá nhiều môn ra dập thêu, đính kết và cuối cùng tôi đã chọn theo học đính kết chuyên nghiệp. Cho tới tận bây giờ, nó đã là công việc chính đem lại thu nhập cho tôi.

Nếu được biết sớm về cô hơn thì sẽ rất tốt đối với tôi Khi tôi biết tới cô thì tôi cũng đã 36 tuổi ở cái độ tuổi chênh vênh tôi chưa định hướng được công việc tôi theo đuổi là gì là một nhân viên văn phòng làm chức trưởng phòng cho một công ty lớn nhưng đó không phải là công việc đem lại cho tôi sự thoải mái cho tới khi tôi tìm hiểu về tính kết và tôi đã tìm hiểu suốt 2 năm trời cuối cùng tôi đã quyết định theo đuổi đam mê của chính mình tôi đã bỏ ra một năm để học một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất rồi sau đấy tôi đã mở một thương hiệu cá nhân bán các sản phẩm đính kết tại thị trường phát và ý do lượng công việc vừa làm trên công ty vừa quản lý đơn hàng thời gian làm việc của tôi gần như là 20 tiếng trên một ngày khi đó tôi đã quyết định tạm dừng công việc hiện tại để tập trung theo đuổi đam mê của mình tuy ở độ tuổi 38 là khá muộn nhưng tôi thấy nó là con đường đúng đắn Tôi khuyên các bạn trẻ nếu tìm được đam mê của bản thân thì hãy tích cực nỗ lực và theo đuổi.

Trước khi tôi đến với lớp học đính kết chuyên nghiệp, tôi cũng là thợ đính kết 5 năm cho tới khi tôi nhìn thấy những sản phẩm đính kết từ giảng viên Cao Hương, tôi mới hiểu bản thân mình đang ở mức rất cơ bản, vậy nên tôi đã hỏi cô giáo rất nhiều, dù tôi không đi học lớp của cô vì tôi nghĩ bản thân mình dù sao cũng đã biết đính kết và các bạn biết không tôi hỏi tất cả mọi thứ suốt một năm và tôi biết rằng những gì tôi làm trong 5 năm mà tôi tự học trước đó gần như sai từ kiến thức căn bản. Và khi tôi được chia sẻ kinh nghiệm, thì tôi mới biết rằng mình đang có cơ hội để được học lại một cách bài bản nhất. Vậy tại sao mình không nắm lấy cơ hội đó và tới khi tôi đăng ký lớp học cơ bản thì cô giáo có nói với tôi một câu rằng, vì chị đã biết những kiến thức cơ bản rồi chị chỉ sai một số kiến thức thông thường thôi, thì mình có thể sửa từ từ không cần phải học lại, em sẽ đào tạo chị bài bản đấy, chứ chị không nhất thiết phải đăng ký học lớp em dạy đâu. Nếu chị thực sự muốn khả năng đính kết của mình được nâng thêm, thì chị nên đăng ký khóa học chuyên nghiệp, nó sẽ phù hợp với khả năng của chị hơn. Và tiếp tục suốt 2 tháng sau đấy cô giáo đã hỗ trợ tôi thay đổi những kiến thức căn bản về đính kết tôi nhận thấy giảm cô giáo đem lại cho tôi rất nhiều điều tích cực. Không những trong cuộc sống mà còn trong nghề và tôi đã đăng ký lớp học chuyên nghiệp. Sau khi học được 20 buổi của khóa chuyên nghiệp, tôi đã bắt đầu nhận những mẫu thiết kế khó từ các hãng thời trang lớn ở trong cũng như ngoài nước. Hiện tại tôi đang hợp tác với hơn 5 nhãn hàng lớn và xưởng của tôi đang đào tạo trên 50 thợ, tất cả thợ đều là học viên tốt nghiệp loại giỏi ở lớp đính kết của cô Hương, nên việc chỉ thêm về công việc sẽ rất nhàn hạ đối với tôi vì các bạn ấy đã biết những kỹ thuật đó có thể với mức lương mà tôi trả cho một bạn có thể thuê được hai thợ, nhưng tôi nghĩ vì mình đang làm việc với những nhãn hàng lớn, thế nên việc trả lương cho thợ đúng với tay nghề của họ là điểm tất yếu và tôi thấy may mắn khi được làm việc cùng những con người chuyên nghiệp như vậy.

Tôi không theo chuyên ngành thiết kế thời trang như bao bạn trẻ. Tôi cũng không biết vẽ, còn về cầm kim chỉ thì tôi cũng chưa bao giờ, nhưng đam mê cái đẹp thì tôi tin chắc ai cũng có và tôi cũng vậy. Là một người khá kỹ tính trong việc lựa chọn những món đồ trang sức. Khi tôi biết tại Việt Nam, có một người chuyên đính kết cái áo, tôi đã tìm tới bạn ấy và đặt rất nhiều sản phẩm. Cho tới một ngày, bạn ấy nói với tôi: "Em thấy chị đặt rất nhiều sản phẩm, vậy chị có từng nghĩ sẽ làm một sản phẩm cho mình và cho những người thân không?" Khi đó tôi cười và nói chị không có năng khiếu, chị cũng không biết vẽ hay thiết kế gì đâu, thì đó không phải là sở trường của chị rồi. Cô giáo đưa cho tôi một bản thiết kế và nói: "Chị nghĩ đây là bản thiết kế của sản phẩm nào?" Tôi đã không nhìn ra đó là bản thiết kế của sản phẩm nào cho tới khi cô ấy đưa sản phẩm ra thật bất ngờ vì hình thiết kế quá đơn giản. Lúc đấy tôi vẫn không hiểu tại sao một bản thiết kế đơn giản từ những đường tròn, đường thẳng và đường kẻ lại có thể tạo ra một tác phẩm đẹp đến như vậy và tôi đã quyết định theo học một lớp đính kết chuyên nghiệp. Hiện tại tôi đã có thể làm ra rất nhiều sản phẩm theo những ý tưởng mà bản thân tôi nghĩ có thể làm những sản phẩm để tặng người thân, cũng như đối tác. Tôi thấy vui hơn, vì tất cả những sản phẩm đó đều là sản phẩm độc quyền và trên thế giới chỉ có duy nhất một chiếc đó do chính tay tôi làm. Tôi đang có dự định mở một thương hiệu về những chiếc cài áo mang tên cá nhân tôi trong tương lai, khi tôi sắp xếp được công việc của mình được ổn định, có thể là 3 đến 5 năm tới. Nhưng tôi tin, tôi sẽ làm được, vì thứ tôi đang thiếu chỉ là thời gian. Lời cuối mình muốn cảm ơn giảng viên, em là một giảng viên tuyệt vời. Dù đã học em được hơn một năm, nhưng em vẫn luôn support chị, dù ngày hay đêm bất cứ thời gian nào. Em cầm máy em đều rep tin nhắn của chị một cách chỉn chu và đầy đủ, thật hạnh phúc vì được quen em, một cô gái có tính kỷ luật và bản lĩnh. Chúc em thành công trong sự nghiệp trồng người.

Mình là một sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang tại Úc. Một lần tình cờ về Việt Nam mình có được bạn bè giới thiệu về Hương khi đó mình đã rất ngưỡng mộ chị ấy. Và mình quyết định theo đuổi chuyên ngành thiết kế thời trang sau khi học xong trường tiếng tại Úc, nhưng có một điểm mình thấy rằng việc học môn học đính kết trên trường không đem lại cho mình như cảm xúc mong đợi thế nên mình đã về Việt Nam và xin học. Khi đó, chị Hương chưa có lớp Online và mình đã phải chờ một năm sau đấy, khi chị ấy có lớp học online chính thức thì mình mới có thể đăng ký học. Hiện tại mình đã tốt nghiệp và làm cho một proa tại Úc, công việc ở đây yêu cầu kỹ năng chuyên nghiệp và hiểu biết về đính kết rất cao, thế nên mình cảm thấy may mắn vì đã được học nó một cách bài bản và chuyên nghiệp. Mình khuyên nếu bạn nào đang là sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang và muốn theo đuổi thời trang chuyên nghiệp để có thể làm nên những sản phẩm đẹp, hấp dẫn, sáng tạo thì nên tìm hiểu cho mình môn học này và học nó một cách nghiêm túc. Mình tin bạn sẽ đạt được thành quả như bạn mong muốn. Đi học ở môi trường này bạn không thể trở nên lười biếng vì cô giáo sẽ nhắc bạn trả bài liên tục, một tuần hai lần. Mình cũng vậy, mình cũng bị nhắc liên tục để trả bài, vì thời điểm đó mình vừa học, vừa làm thời gian cực kỳ ít, nhưng nhờ sự thúc giục ấy mà mình đã tốt nghiệp khóa đính kết trước thời hạn 1 tháng so với dự định ban đầu và mình khuyên nếu các bạn có học thì hãy chịu khó hỏi thật nhiệt tình và không ngại ngần. Mình nghĩ mình là một người cầu toàn, thế nên khi mình học mình đã hỏi rất nhiều cho tới khi chị Hương nói với mình còn có những bạn hỏi nhiều hơn vậy rất nhiều nữa, thì mình mới biết rằng càng hỏi nhiều mình sẽ càng trở lên tiến bộ, các bạn đừng làm liền một lần, mà hãy chia các bước nhỏ lẻ làm tới đâu hãy chụp ảnh, ghi hình và gửi cô giáo sửa tới đó. Mình biết ở Việt Nam các bạn thường sẽ hoàn thành xong một sản phẩm hoặc một bản vẽ, rồi mới gửi giáo viên sửa. Nhưng không, với cách dạy của chị Hương thì bạn chỉ cần vẽ một tiểu tiết nhỏ hay đính kết một ít thì bạn cũng nên gửi để chị ý sẽ sửa cho bạn từng bước nhỏ một để tới khi bạn hoàn thành xong sản phẩm thì dù là sản phẩm đầu hay sản phẩm cuối đều là những sản phẩm tuyệt đẹp. Mình thấy cách học như thế này sẽ rất phù hợp đối với tất cả mọi người và mình tin với cách học đó dù mọi người có không chuyên thì cũng đều trở nên giỏi.

Mình là CIO cho một công ty xuất nhập khẩu. Công việc của mình không liên quan tới thời trang, cũng như đính kết. Mình chỉ học môn nghệ thuật này do sau sinh mình bị trầm cảm và không nghĩ rằng sau khi học xong khóa học này mình lại trở nên đam mê với môn nghệ thuật đó. Hiện tại dù đã hoàn thành xong khóa học, nhưng mình vẫn tham gia những Wordsoft nhỏ, làm những sản phẩm mới và lãnh thành quả của mình sau một ngày xả stress. Mình thấy, biết thêm một môn nghệ thuật trong cuộc sống nhất là môn đính kết, nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Mình đã tự làm những chiếc cài áo cho bản thân mình, để có thể cài lên chiếc áo vest, vì tính chất công việc của mình cần mặc chỉnh chu nhiều, nên việc có những chiếc cài áo nhỏ mang thương hiệu cá nhân sẽ giúp mình nổi bật hơn trong những lúc ký kết hợp đồng. Mình cảm thấy tự tin, vì thực sự đính kết đã giúp mình có thêm nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Ngoài những lúc áp lực trong công việc thì những lúc ngồi và vẽ lên những ý tưởng, sẽ giúp mình giảm căng thẳng sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi.

Mình là Thạc sĩ Luật năm nay mình 45 tuổi có thể ở độ tuổi này để học một môn học liên quan tới nghệ thuật sẽ là khá muộn, nhưng do tính chất công việc khá mệt mỏi mình làm trong nhà nước và có rất nhiều điều áp lực. Công việc đã gắn liền với mình suốt hơn 20 năm, nó là công việc tạo ra nguồn thu nhập chính, cũng như là danh vọng mà mình đã cố gắng phấn đấu cho tới khi mình tìm thấy một môn nghệ thuật làm mình yêu thích. Mình cũng nghĩ mình không làm được và không thể làm được vì bản thân mình không phải là một người khéo tay mình cũng không giỏi may vá hay vẽ vời, nhưng cho tới khi mình học xong khóa đính kết thì chỉ cần tới 10 buổi mình đã thấy mình phát hiện ra tài năng trong con người mình trỗi dậy và khi đấy mình mới cảm nhận được bản thân mình cũng khá là yêu thích nghệ thuật. Cuối ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật mình thường dành thời gian để làm những sản phẩm yêu thích hoặc khi mua một sản phẩm thời trang quần áo cho các con mình thường đính kết lên trên đấy những họa tiết đẹp và độc lạ. Đã có khá nhiều người hỏi mua những trang phục mà mình tự tay đính kết lên cho con nhưng mình nghĩ với tình yêu thương của một người mẹ thì sẽ gửi gắm được tình yêu cho những đứa con.

Mình là Đoan, chủ của một xưởng đính kết thời trang tại Nga. Mình là du học sinh từ năm 2014-2019. Cách đây 3 năm mình có về Việt Nam và tìm hiểu về môn nghệ thuật đính kết 6D và mình biết cô giáo Hương dạy, nhưng một điểm khá buồn, thời điểm đấy Dịch bệnh bùng phát, thế nên mình buộc phải học lớp Online. Lúc đấy Mình nghĩ học online sẽ không hiệu quả nên mình đã chỉ học thử, sau khi hoàn thành khóa cơ bản thì mình đã quyết định đăng ký luôn khóa đính kết chuyên nghiệp. Tuy đã quay lại Nga vào nửa năm sau đấy để học tiếp chuyên ngành thiết kế thời trang và học song song online khóa chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp mình đã mở xưởng đính kết tại Nga để phục vụ một số hãng nhỏ. Thợ thủ công, mình tuyển đều là những bạn du học muốn có công việc làm thêm trong lĩnh vực thời trang. Ngoài việc đào tạo thợ để có thể làm chuyên nghiệp mình cũng nhận dạy và hiện tại mình đã có khai giảng 2 lớp. Thực sự cảm ơn vì cô giáo đã định hướng cho mình trong những thời điểm mình mông lung nhất.

Mình từng thấy môn nghệ thuật này ở rất nhiều nơi phát triển. Nếu ai yêu thích về thời trang thì sẽ thấy từ những thương hiệu như: Doir, Chanel, Gucci, Dolce&Gabbana, Michael Cinco, ZUHAIR MURAD... đều sử dụng những phương pháp đính kết chuyên nghiệp này để tạo nên điểm nhấn cho những trang phục trong những BST từ 20 năm trở về đây. Nhưng tại Việt Nam, thì nó chưa thực sự phát triển, cho tới khi tôi nhìn thấy những sản phẩm 6D do giảng viên của tôi đính kết, tôi mới hiểu ra một vấn đề không phải Việt Nam mình không có người giỏi mà những người Việt Nam giỏi đều không ở Việt Nam. Thật vui mừng khi tôi biết giảng viên Cao Hương đã về Việt Nam và quyết định mở một trung tâm đào tạo đính kết chuyên nghiệp tại Việt Nam. Tôi đã theo dõi từ những ngày cô ấy mới bắt đầu về Việt Nam và cảm thấy thật là vui vì ít nhất cũng có những người ở lại đất nước để phát triển nó, tạo thành một môn nghệ thuật.