Từ xưa đến nay, kỹ thuật “tambour embroidery” được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ và được biết đến với cái tên “Ari”. Ari trong tiếng Hindu có nghĩa là cây móc và kỹ thuật này tạo nên những chuỗi khâu bằng một thứ công cụ có tay cầm gỗ cùng với đầu móc ở mũi. Kỹ thuật đính kết Ari du nhập đến nhiều nơi, có nơi người ta áp dụng lên da, có nơi là vải.
Vào thế kỉ 16, khi đế quốc Mô-gôn ở đỉnh cao quyền lực, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa với lãnh thổ rộng đến 4.000.000 km², kỹ thuật này thường được sử dụng để tạo nên hoa văn như hình hoa cỏ và động vật trên trang phục. Khi kỹ thuật Ari du nhập đến Châu Âu vào thế kỉ 18, nó được gọi với cái tên “Tambour Embroidery”.

Khi kỹ thuật Ari du nhập đến Châu Âu vào thế kỉ 18, nó được gọi với cái tên “Tambour Embroidery”
“Tambour” trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái trống” vì khi thêu đính kỹ thuật này thường sử dụng một cái khung có hình dáng tương tự. Khung thêu có tác dụng cố định vải, chúng có thể hình tròn hoặc chữ nhật.
Ari trong tiếng Hindu có nghĩa là cây móc và kỹ thuật này tạo nên những chuỗi khâu bằng một thứ công cụ có tay cầm gỗ cùng với đầu móc ở mũi.
Vào năm 1810, khi kỹ thuật “Tambour embroidery” gia nhập vào nước vùng Lunéville của Pháp, nó nhanh chóng được đón nhận bởi có thể gia tăng tốc độ mà vẫn mang lại hiệu quả tuyệt vời.
Các hạt cườm, đá hay sequins được thêm vào vào cuối thế kỷ 19. Thị trấn Lunéville cũng được biết đến là nơi thịnh hành và phát triển kỹ thuật này.
Khung thêu có tác dụng cố định vải, chúng có thể hình tròn hoặc chữ nhật.
Kỹ thuật “Tambour Embroidery” vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, nhất là với haute couture bởi các nhà mốt như Chanel, Elie Saab, Dior, Ralph & Russo, Zac Posen… để tạo các họa tiết đặc trưng hoặc các loại phụ kiện. Mặc dù tiêu tốn rất nhiều thời gian, quá trình thực hiện thủ công đã mang đến những kiệt tác độc nhất vô nhị và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, điều mà các thiết kế vẫn cố gắng vươn đến.